Tin Tức
Thursday, 25/02/2021 13:45

Phân Biệt Giữa sRGB và Adobe RGB? Tìm hiểu ngay

sRGB là gì? Chắc hẳn có nhiều bạn thắc mắc về thuật ngữ này khi tìm hiểu về công nghệ, đúng không? Kim Long Center sẽ tổng hợp và giải đáp thắc mắc của bạn ngay bài viết bên dưới.

 

Phân Biệt Giữa sRGB và Adobe RGB

 

1. Định nghĩa sRGB là gì?

 

sRGB hay được gọi là độ phủ màu hoặc dải màu là thuật ngữ chỉ ra tiêu chuẩn của màu sắc, cho thấy khả năng tái tạo màu sắc trong các thiết bị thông thường như windows, màn hình hiển thị, máy kỹ thuật số, máy in,...

 

Nói một cách dễ hiểu hơn: độ phủ màu (sRGB) càng lớn sẽ mang lại sẽ cho màu sắc hiển thị trên màn hình rộng hơn, sống động và sắc nét hơn. Đối với dân design hoặc gaming thì độ phủ màu là điều kiện quan trọng để mang lại trải nghiệm tốt nhất khi thiết kế hoặc chơi game đồ họa cao.

 

2. Những tiêu chuẩn màu thường gặp nhất 

 

2.1 Tiêu chuẩn truyền thống - sRGB

 

Đây là tiêu chuẩn màu được quy định bởi International Electrotechnical Commission (IEC). Được HP & Microsoft tạo ra vào năm 1996 và áp dụng cho máy kỹ thuật số in ấn, màn hình hiển thị,... Hiện nay, sRGB được sử dụng phổ biến trên các màn hình phổ thông. Một màn hình hiển thị có độ phủ màu khoảng 90% sRGB đủ mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời khi chơi game hoặc xem phim,...

 

tiêu chuẩn màu cơ bản sRGB

Tiêu chuẩn màu cơ bản sRGB được tạo ra năm 1996

 

2.2 Tiêu chuẩn đồ họa hoặc in ấn - Adobe RGB 

 

So với sRGB thì Adobe RGB có độ phủ màu lớn hơn, với tiêu chuẩn màu vượt trội hơn Adobe đã được tích hợp sử dụng phổ biến trong thiết kế đồ họa & công nghệ in ấn.

 

tiêu chuẩn màu thiết kế độ họa in ấn - adobe rgb

Adobe RGB được sử dụng phổ biến trong thiết kế độ họa và in ấn

 

Xem thêm | Bí quyết lựa chọn laptop thiết kế đồ họa 


 

2.3 Tiêu chuẩn điện ảnh - DCI P3

 

DCI P3 là tiêu chuẩn màu được tạo ra SMPTE năm 2010 được ứng dụng trong lĩnh vực điện ảnh của Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn màu DCI P3 nhỏ hơn Adobe RGB và lớn hơn sRGB, và cũng được sử dụng phổ biến trong các màn hình laptop gaming cao cấp cho trải nghiệm cực đỉnh khi chơi các tựa game đồ họa cao.

 

Xem thêm: Màn hình chống chói là gì?

 






 

Bình luận
Top TOP